XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH
Loại hình thành lập sẽ ảnh hưởng đến thủ tục và chi phí, do đó, bạn cần xác định loại hình trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh.
Theo đó, các loại hình phải đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm: hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh).
Tùy vào nhu cầu phát triển kinh doanh mà chọn lựa loại hình thành lập phù hợp, cụ thể:
1. Thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể thường là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều cá nhân, hộ gia đình khi họ có nhu cầu kinh doanh quy mô nhỏ (như tiệm tạp hóa, tiệm giặt là, quán ăn…), bởi thủ tục xin giấy phép hộ kinh doanh và cách thức hoạt động của hộ kinh doanh khá đơn giản.
Vì không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân nên hộ kinh doanh không phải nộp báo cáo quý, báo cáo năm như doanh nghiệp.
Hiện tại, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động và có thể đăng ký sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử để xuất hóa đơn cho doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có thể dễ dàng mở rộng quy mô cũng như tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.
2. Thành lập doanh nghiệp, công ty
Nếu quy mô hoạt động kinh doanh lớn, doanh nghiệp cần có tư cách pháp nhân để được pháp luật bảo vệ và được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ). Đồng thời, thành lập doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và giao dịch với đối tác, khách hàng…
Tại bài viết này, sẽ thông tin chi tiết dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh cho 4 loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;
- Công ty cổ phần: Tối thiểu có 3 cổ đông sáng lập;
- Công ty TNHH 1 thành viên: Do 1 tổ chức hoặc cá nhân thành lập;
- Công ty YNHH 2 thành viên trở lên: Từ 2 đến 50 thành viên góp vốn.
6 VIỆC CẦN LÀM SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
Để tránh bị cơ quan chức năng xử phạt, ngay sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, bạn nên thực hiện đủ các thủ tục pháp lý bắt buộc dưới đây.
6 yêu cầu pháp lý bắt buộc thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Soạn và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
- Đăng ký mở tài khoản ngân hàng
- Làm thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
- Mua thiết bị chữ ký số
- Đặt bảng tên công ty
- Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép con, chứng chỉ, vốn…
GIẤY PHÉP CON, CHỨNG CHỈ CẦN XIN SAU KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Đối với những ngành nghề kinh doanh ngành nghề có điều kiện, sau khi có giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thì công ty, hộ kinh doanh cá thể phải làm thủ tục xin giấy phép con mới được phép đi vào hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.
Tuy nhiên, trước khi gợi ý về các loại giấy phép con, chứng chỉ của một số lĩnh vực phổ biến, Anpha sẽ chia sẻ cho bạn một vài thông tin về giấy phép con để bạn biết được đây là loại giấy gì?
Thực tế, giấy phép con có tên chính xác là “giấy phép kinh doanh” (hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ngành nghề) nhưng do trong giao tiếp hàng ngày mọi người thường dùng thuật ngữ “giấy phép kinh doanh” để nói về “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” nên dẫn đến dễ bị nhầm lẫn.
Đó cũng là lý do mà bạn thường thấy cá nhân/tổ chức muốn thành lập công ty, hộ kinh doanh thay vì sử dụng thuật ngữ chính xác là “xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” hoặc “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” thì họ lại dùng thuật ngữ thông dụng là “xin giấy phép kinh doanh”.
Để không bị nhầm lẫn, bạn có thể hiểu về giấy phép con như sau:
- Là loại giấy phép chỉ được cấp sau khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Là loại giấy phép bắt buộc phải có đối với những doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh ngành nghề có điều kiện;
- Giấy phép con có thời hạn sử dụng, còn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì không có thời hạn. Sau khi giấy phép con hết hiệu lực, doanh nghiệp, hộ kinh doanh bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn thì mới có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Viết bình luận