Quản lý kế toán là một phần không thể thiếu đối với các hộ kinh doanh cá thể nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chủ kinh doanh gặp khó khăn trong việc xử lý các thủ tục kế toán, thuế một cách chính xác và tiết kiệm thời gian.
Dịch vụ kế toán trọn gói ra đời như một giải pháp toàn diện, hỗ trợ từ kê khai thuế, lập báo cáo tài chính đến hướng dẫn chế độ kế toán phù hợp. Hãy cùng Kế toán Cần Thơ tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và lựa chọn tối ưu cho hộ kinh doanh.
Mục lục nội dung
- 0.1 Dịch vụ kế toán trọn gói cho hộ kinh doanh cá thể của Kế toán Cần Thơ
- 0.2 Nhiệm vụ của Kế toán Cần Thơ đối với dịch vụ kế toán thuế kinh doanh hộ gia đình
- 0.3 Chế độ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể theo Thông tư 88 và Thông tư 40
- 1 Bảng giá dịch vụ kế toán Hộ kinh doanh của Kế toán Cần Thơ
- 2 Chế độ kế toán cho hộ kinh doanh gồm những gì?
- 3 Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không?
- 4 Thời hạn nộp tờ khai và thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh?
Dịch vụ kế toán trọn gói cho hộ kinh doanh cá thể của Kế toán Cần Thơ
Tham khảo nhanh bảng giá dịch vụ kế toán trọn gói – dịch vụ kế toán thuế trọn gói (báo cáo thuế) cho hộ kinh doanh tại Kế toán Cần Thơ.
Cam kết hoàn thành dịch vụ kế toán trọn gói đúng thỏa thuận và theo quy định cơ quan thuế.
Các thông tin, chứng từ khách hàng cần cung cấp đơn giản, bao gồm:
- Sao kê tài khoản ngân hàng;
- Hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra;
- Bảng lương nhân viên (nếu có phát sinh chi trả lương);
- Các loại giấy tờ liên quan khác.
Nhiệm vụ của Kế toán Cần Thơ đối với dịch vụ kế toán thuế kinh doanh hộ gia đình
Tương tự như dịch vụ kế toán trọn gói dành cho doanh nghiệp, đối với mô hình hộ kinh doanh cá thể (hộ gia đình kinh doanh), Kế toán Cần Thơ cũng cam kết các quyền lợi cho khách hàng như sau:
- Miễn phí phí giao nhận chứng từ, hóa đơn, sổ sách…;
- Miễn phí tư vấn cách sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra hợp lý;
- Miễn phí tư vấn các quy định, chế độ kế toán cho hộ kinh doanh;
- Cam kết bảo mật thông tin kế toán, thông tin khách hàng trọn đời;
- Cam kết tiến độ và hoàn thiện các báo cáo, kê khai đúng thời gian quy định;
- Cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm với các chứng từ, sổ sách do Kế toán Cần Thơ thực hiện;
- Cam kết toàn bộ sổ sách, chứng từ được thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành;
- Rà soát toàn bộ chứng từ, hóa đơn, sổ sách mà kế toán của hộ kinh doanh đã thực hiện và tư vấn điều chỉnh nếu có sai sót.
Chế độ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể theo Thông tư 88 và Thông tư 40
Từ 01/01/2022, các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 88/2021/TT-BTC về việc lập chứng từ, mở sổ, ghi sổ kế toán và lưu trữ sổ kế toán.
Các loại sổ kế toán của hộ kinh doanh được quy định như sau:
- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa;
- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh;
- Sổ theo dõi tình hình nộp thuế;
- Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản chi theo lương;
- Sổ quỹ tiền mặt;
- Sổ tiền gửi ngân hàng.
Các loại chứng từ kế toán mà hộ kinh doanh cá thể được áp dụng bao gồm:
- Phiếu thu, phiếu chi;
- Phiếu xuất, nhập kho;
- Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động;
- Các chứng từ khác như: hóa đơn, giấy nộp tiền NSNN, giấy báo nợ của ngân hàng, giấy báo có của ngân hàng, ủy nhiệm chi.
Dưới đây là các quy định chung về kế toán thuế cho mô hình hộ kinh doanh cá thể như các loại thuế phải nộp, phương pháp tính thuế, thời hạn nộp và kê khai thuế.
Các loại thuế phải nộp của hộ kinh doanh cá thể
Hiện nay, hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện kê khai và nộp các loại thuế sau:
- Lệ phí môn bài;
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Tùy vào lĩnh vực hoạt động mà hộ kinh doanh có thể phải nộp thêm các loại thuế khác như: thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường…
Phương pháp tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể có thể tính thuế theo 3 cách: phương pháp kê khai, phương pháp theo từng lần phát sinh và phương pháp khoán. Mỗi phương pháp sẽ được quy định cụ thể đối tượng áp dụng.
Tuy nhiên, phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh chỉ áp dụng khi HKD cá thể đang kê khai theo phương pháp khoán nhưng cần xuất thêm hóa đơn thì hóa đơn đấy sẽ áp dụng phương pháp theo từng lần phát sinh.
Thời hạn nộp tờ khai thuế và tiền thuế của hộ kinh doanh
- Đối với hộ kinh doanh kê khai theo quý: Ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo;
- Đối với hộ kinh doanh kê khai theo tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng liền kề, HKD cá thể phải nộp tờ khai và nộp thuế.
Bạn cần lưu ý thời hạn hoàn thành nghĩa vụ thuế để tránh phát sinh lãi chậm nộp thuế và phạt chậm nộp tờ khai thuế.
Bảng giá dịch vụ kế toán Hộ kinh doanh của Kế toán Cần Thơ
Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của hộ kinh doanh cũng như số lượng hóa đơn phát sinh mà trọn gói dịch vụ kế toán thuế của Kế toán Cần Thơ từ 500.000 đồng/tháng.
Xem chi tiết : Bảng giá dịch vụ kế toán hộ kinh doanh kê khai
Chế độ kế toán cho hộ kinh doanh gồm những gì?
Mô hình hộ kinh doanh cá thể cần nắm các quy định về kế toán như sau:
- Các loại thuế phải nộp bao gồm: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN…;
- Phương pháp tính thuế bao gồm: khoán, kê khai và theo từng lần phát sinh;
- Thời hạn nộp tờ khai, tiền thuế: ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo (nếu kê khai theo quý) và chậm nhất ngày 20 của tháng liền kề (nếu kê khai theo tháng).
Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn VAT không?
Hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn VAT (hóa đơn GTGT) mà chỉ được phép xuất hóa đơn bán hàng.
Thời hạn nộp tờ khai và thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh?
Quy định thời gian nộp tờ khai và tiền thuế hộ kinh doanh như sau:
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo cho HKD kê khai theo quý;
- Chậm nhất ngày 20 của tháng liền kề cho những hộ kinh doanh kê khai theo tháng.
Viết bình luận